CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CẦU TRỤC.

1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu trục

Cầu trục là một loại thiết bị nâng hạ được chia làm hai loại chính: Cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi.

Đặc điểm của loại thiết bị này là hoạt động trên hệ thống dầm đỡ được đặt trên cao nhà xưởng, cầu trục được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiệm vụ là nâng-hạ-di chuyển hàng hóa, vật tư, thiết bị có tải trọng lớn theo yêu cầu.

Cung cấp cầu trục

Cầu trục chất lượng

2. Cấu tạo của cầu trục bao gồm các bộ phận sau:

  • Dầm chính ( dầm đơn hoặc dầm đôi)
  • Palang, con lợn nâng hạ ( tải trọng theo yêu cầu)
  • Động cơ di chuyển cầu trục (Motor)
  • Hệ thống đường ray di chuyển ( ray P hoặc ray vuông)
  • Dầm biên cho cầu trục.
  • Bánh xe di chuyển.
  • Tủ điện
  • Hệ điện ngang.( cấp điện cho Palang)
  • Hệ điện dọc.( cấp điện cho toàn bộ cầu trục)
  • Cabin điều khiển
sơ đồ cấu tạo cầu trục

Sơ đồ cấu tạo cầu trục

3. Nguyên lý hoạt động của cầu trục.

Hệ dầm biên cầu trục

  • Hai đầu dầm chính được liên kết với dầm biên, trên dầm biên chứa các bánh xe ( 4 bánh) và động cơ ( 2 Motor) khi bấm nút điều khiển( điều khiển từ xa hoặc điều khiển đi theo palang), nhận được tín hiệu điều khiển dầm biên sẽ di chuyển cầu trục dọc theo nhà xưởng.

Dầm chính cầu trục:

  • Được chế tạo bằng thép tấm SS400, thiết kế kiểu tổ hợp dầm, có vách và gân tăng cừng bên trong. Tấm thép có độ dày khác nhau từ: Tấm dày 6; 8;10; 12 và 16. tùy vào tải trọng và khẩu độ cầu trục cần làm.
  • Dầm chính liên kết với dầm biên bằng gối đỡ và bulong cường độ cao.
Chế tạo dầm cầu trục

Chế tạo kết cấu dầm cầu trục

Palang nâng hạ

  • Palang nâng hạ được treo dưới dầm chính đối với cầu trục dầm đơn. Gác trên thành dầm đối với cầu trục dầm đôi. Tùy theo yêu cầu sử dụng mà người ta sử dụng tải trọng nâng  và cấp tốc độ khác nhau.
  • Palang có hai cấp tốc độ chính: 1 cấp ( cao), 2 cấp ( thấp và cao), giá của chúng cũng vì thế mà thay đổi, palang hai cấp tốc độ có giá thành cao hơn một cấp tốc độ.

Điện cầu trục

  • Nguồn điện cấp cho cầu trục là loại 3 pha, 380V, 50Hz. Kết hợp với ray cáp điện có rãnh đồng: 3P; 4P hoặc 6P
  • Điện cho palang và motor di chuyển: Cầu trục TN sử dụng loại cáp điện dẹt, liên kết với máng C, có con chạy di chuyển cáp theo palang. Kiểu cấp điện Sâu do máng C này rất an toàn và ổn định.

Phụ kiện cầu trục

  • Để hạn chế những sự cố xảy ra, trên cầu trục người ta thường gắn các thiết bị an toàn như:

+ Cao su giảm chấn: lắp đặt ở hai đầu dầm biên giúp cầu trục giảm tối đa lực tác động khi va chạm với bát chặn dọc( đặt ở cuối đường chạy)

+ Lan can an toàn: Được lắp ở một hoặc hai bên cầu trục, giúp người sử dụng có thể vệ sinh cầu trục  cũng  như tiến hành sửa chữa, bảo hành cầu trục một cách dễ dàng, đặc điểm của loại lan can an toàn này là chỉ trang bị cho cầu trục dầm đôi.

+ Hệ thống đèn báo, còi báo: Khi lắp đặt cầu trục nhất định phải lắp đặt chi tiết này, nhìn có vẻ đơn giản nhưng nhờ có những chiếc còi báo, đèn báo mà chúng ta có thể tránh được tối đa những va chạm, đụng độ của các cầu trục với nhau. Đặc biệt là trên môt đường ray có lắp đặt nhiều bộ cầu trục.

Cấu tạo cơ bản của cầu trục

Cấu tạo của cầu trục

Cầu trục có tuổi thọ cao từ 15 – 20 năm. Vì vậy, hiện nay rất nhiều nhà xưởng, nhà máy đã, đang sử dụng loại thiết bị nâng hạ này.

4. Mọi tư vấn về cầu trục vui lòng liên hệ:

Mr Nam 0967.908.192 ; Email: Namcautruc@gmail.com

 

Cám ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi.


 

Từ khóa:

nguyên lý hoạt động của cầu trục, cấu tạo của cầu trục,

Tin Liên Quan