Kỹ thuật lắp đặt cầu trục công nghiệp tại nhà máy
Cầu trục là một trong những thiết bị quan trọng trong các nhà máy, nhà xưởng công nghiệp hiện nay. Chúng được sử dụng để di chuyển và nâng hạ các vật liệu, hàng hóa, máy móc có tải trọng nặng trong quá trình sản xuất.
Quy trình lắp ráp cầu trục công nghiệp
Quy trình lắp đặt cầu trục công nghiệp bao gồm 05 bước sau:
Bước 1: Đánh giá và lập kế hoạch
Trước khi bắt đầu lắp đặt cầu trục, các kỹ sư của TN Cranes sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá các yêu cầu và điều kiện của nhà máy, nhà xưởng, nhà kho.
Họ sẽ xem xét vị trí lắp đặt, tải trọng cần nâng hạ, tốc độ và đo đạc kích thước của nhà xưởng. Dựa trên những thông tin này, kỹ thuật sẽ tính toán khối lượng cầu trục, lập kế hoạch lắp đặt cầu trục phù hợp với yêu cầu của nhà máy.
Bước 2: Chuẩn bị vật liệu và thiết bị
Sau khi bên bán và bên mua ký hợp đồng, nhà máy sẽ chuẩn bị các vật liệu và thiết bị cần thiết cho việc chế tạo kết cấu cầu trục.
Kết cấu cầu trục bao gồm: Dầm chính cầu trục; dầm biên cầu trục; và hệ ray chạy cho cầu trục.
Bước 3: Lắp đặt dầm cầu trục
Sau khi hoàn thành việc chế tạo, bộ cầu trục sẽ được vận chuyển bằng xe chuyên dụng tới vị trí cần lắp đặt.
Kỹ thuật sẽ tích hợp thiết bị palang; động cơ; tủ điện trước khi đưa dầm lên vị trí hoạt động. Công việc này được thực hiện bởi các xe cẩu chuyên dụng và đòi hỏi độ chính xác cao.
Bước 4: Lắp đặt hệ thống điện và điều khiển
Sau khi đã lắp đặt cơ cấu nâng hạ và cơ cấu di chuyển, các kỹ sư sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống điện và tủ điện điều khiển.
Họ sẽ đấu nối nguồn cấp điện cho cầu trục, tích hợp thiết bị điện với palang. Cài đặt các cảm biến an toàn cho cầu trục gồm: Cảnh báo quá tải, giới hạn chiều cao nâng, giới hạn hành trình, bộ chống mất pha, ngược pha, sai điện áp,…
Bước 5: Thử tải và kiểm định cầu trục
Sau khi hoàn thành việc lắp đặt, các kỹ sư sẽ tiến hành kiểm tra và điều chỉnh cầu trục để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn.
Trước khi bàn giao cho khách hàng, bộ cầu trục sẽ được thử tải và kiểm định. Công việc này được đơn vị có chuyên môn ( độc lập) thực hiện.
Đơn vị kiểm định sẽ kiểm tra tất cả các bộ phận cơ khí, điện và điều khiển để đảm bảo chúng hoạt động chính xác và không có sự cố nào xảy ra. Sau đó, đơn vị kiểm định sẽ cấp chứng chỉ hoạt động cho bộ cầu trục.
Lợi ích của việc lắp đặt cầu trục trong nhà máy
Việc lắp đặt cầu trục trong nhà máy mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động sản xuất. Dưới đây là một số lợi ích của việc lắp đặt cầu trục trong nhà máy:
- Tăng năng suất: Cầu trục giúp di chuyển và nâng hạ hàng hóa một cách nhanh chóng và hiệu quả, từ đó giúp tăng năng suất sản xuất của nhà máy.
- Tiết kiệm chi phí: Việc sử dụng cầu trục giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho việc di chuyển và nâng hạ hàng hóa, từ đó giảm chi phí nhân công.
- An toàn: Cầu trục được thiết kế và lắp đặt theo các tiêu chuẩn an toàn cao, giúp đảm bảo an toàn cho công nhân và thiết bị trong quá trình sản xuất.
- Linh hoạt: Cầu trục có thể được điều khiển từ xa hoặc tự động, giúp linh hoạt trong việc di chuyển và nâng hạ hàng hóa.
- Giới thiệu hình ảnh: Là kênh quảng cáo chất lượng, giúp lan tỏa thương hiệu của nhà máy.
Liên hệ đặt hàng cầu trục trong nhà công nghiệp
P. Kinh Doanh 0967 908 192 ; Email: CongtycautrucTN@gmail.com
Từ khóa:
cầu trục công nghiệp, chế tạo cầu trục công nghiệp,