Các bước lắp đặt cầu trục trong nhà máy

Tổng hợp các bước lắp đặt cầu trục, cổng trục cho nhà máy.

Với đặc điểm là thiết bị chuyên dụng với mục đích nâng hạ, bốc xếp hàng hóa. Tuy vậy, Cầu trục & Cổng trục là thiết bị được chế tạo theo thông số nhà xưởng chứ KHÔNG có sẵn.

Với mỗi nhà máy, nhà xưởng thì lại có thông số kích thước khác nhau, nhu cầu nâng hạ khác nhau. Vì vậy, cầu trục cũng rất đa dạng về mức tải cũng như kích thước.

Các bước lắp đặt cầu trục

Thiết kế lắp đặt cầu trục

Sau đây là các bước cơ bản, để lắp đặt cầu trục:

Sau khi ký kết hợp đồng cung cấp cầu trục, Công ty cầu trục TN sẽ bố trí kỹ thuật xuống khảo sát thực tế mặt bằng lần 2 ( lần 1 khảo sát sơ bộ để báo giá), khảo sát lần 2 nhằm tính phương án vận chuyển lắp đặt và chốt khẩu độ chính xác để chế tạo dầm chính.

Việc chế tạo kết cấu dầm chính và dầm biên sẽ mất khoảng từ 20 – 25 ngày, sau khi hoàn thành việc chế tạo, toàn bộ kết cấu và thiết bị cầu trục sẽ được vận chuyển tập kết tại vị trí lắp đặt.

Việc lắp đặt 1 bộ cầu trục bao gồm 4 bước chính:

Bước 1: Lấy dấu, hàn ray chạy cho cầu trục

Đây là công việc đòi hỏi sự chính xác cao, thường được các kỹ thuật viên có kinh nghiệm đảm nhận. Việc lấy dấu và hàn ray chuẩn xác sẽ giúp cầu trục hoạt động ổn định, bánh xe di chuyển sẽ không bị kẹt vào ray, giúp cầu trục di chuyển nhẹ nhàng.

Với các loại cầu trục có mức tải: 1 tấn; 2 tấn; 3 tấn; 5 tấn và 10 tấn thường được sử dụng hệ ray vuông, ray vuông giúp giảm chi phí mà vẫn đảm bảo cầu trục hoạt động tốt.

Bước 2: Nâng dầm chính, palang cầu trục đặt lên đường ray

Sau khi hệ ray được hàn xong, cẩn cẩu hoặc xe cẩu tự hành sẽ nâng kết cấu dầm cầu trục đặt lên hệ đường ray. Công việc này đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa xe cẩu và kỹ thuật lắp đặt.

Hiện nay có nhiều cách nâng dầm cầu trục, tuy nhiên phương pháp sử dụng xe cẩu có móc dài, nâng toàn bộ dầm chính đặt vào hệ ray chạy. Vẫn là phương án hiệu quả và an toàn nhất.

Nâng dầm cầu trục

Lắp dầm cầu trục

Bước 3: Đấu điện cho cầu trục

Sau khi dầm chính, dầm biên và palang được lắp đặt xong, sẽ tiến hành đấu điện cho cầu trục. Công việc này bao gồm các bước sau:

  1. Đấu điện ngang cho cầu trục: là việc đấu điện nguồn, điện điều khiển cho palang. Việc này giúp palang di chuyển, hoạt động đúng và đủ theo thiết kế của nhà sản xuất.
  2. Đấu điện dọc cho cầu trục: Điện dọc cho cầu trục thường sử dụng ray cáp điện 3P; 4P; 6P lấy điện bằng chổi quét trượt trên rãnh ray để lấy điện nguồn cho toàn bộ cầu trục. 
  3. Lắp đặt cảm biến an toàn cho cầu trục: Để bộ cầu trục hoạt động an toàn nhất, thì các cảm biến như: Thiết bị chống quá tải, thiết bị chống va, giới hạn hành trình chạy, còi báo,… là những phụ kiện rất quan trọng. Nó giúp người sử dụng vận hành cầu trục 1 cách an toàn nhất.
Quy trình lắp đặt cầu trục

Các bước lắp đặt cầu trục

Bước 4: Vận hành chạy thử, chuẩn bị thử tải nghiệm thu.

Bước cuối cùng trong việc lắp đặt cầu trục & cổng trục. Vận hành chạy thử cầu trục, là bước nhằm đánh giá sự ổn định, độ an toàn của cầu trục. Trong quá trình vận hành, nếu cầu trục gặp vấn đề nào đó? kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra, điều chỉnh.

Bước chạy thử hoàn thành, sẽ tiến hành thử tải, kiểm định và bàn giao đưa vào sử dụng

Trên đây là 04 bước cơ bản khi lắp đặt cầu trục, Công ty cầu trục TN là đơn vị chuyên cung cấp và lắp đặt cầu trục trọn gói trên toàn quốc. 

Liên hệ để tư vấn và báo giá cầu trục:

Mr Nam 0967 908 192 ; Email: Namcautruc@gmail.com


 

Từ khóa:

các bước lắp đặt cầu trục, quy trình lắp đặt cầu trục, lắp đặt cầu trục gồm các bước nào,

Tin Liên Quan