Thử tải và kiểm định cầu trục là khâu quan trọng nhằm đánh giá chất lượng, độ an toàn của của cầu trục trước khi đưa vào sử dụng.
Tất cả các sản phẩm cầu trục và cổng trục do Công ty cầu trục TN cung cấp, sau khi lắp đặt xong đều được kiểm định chất lượng, trước khi bàn giao cho khách hàng.
1. Yêu cầu trước khi kiểm định cầu trục
- Cùng với đơn vị sử dụng thiết bị lập biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định
- Bố trí kiểm định viên có năng lực, kinh nghiệm
- Mang đầy đủ trang thiết bị phù hợp để kiểm định thiết bị: Cân, bảo hộ, thiết bị đo,…
- Kiểm định viên phải được trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân
Yêu cầu của đơn vị kiểm định
- Cầu trục phải được lắp đặt hoàn chỉnh và đủ điều kiện để tiến hành kiểm định.
- Chuẩn bị hồ sơ, lí lịch, các tài liệu có liên quan đến thiết bị
- Khu vực kiểm định đủ rộng. Phải khoanh vùng hoặc có biển cảnh báo trong suốt quá trình kiểm định
- Cử cán bộ tham gia chứng kiến kiểm định và công nhân vận hành, sửa chữa, căn chỉnh thiết bị khi cần thiết.
2. Tiến hành kiểm định: Cầu trục, cổng trục
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
- Thử không tải
- Thử tải: thử tải tĩnh, thử tải động
- Xử lý kết quả kiểm định.
3. Các bước kiểm định cầu trục.
Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài: Chỉ được thực hiện kiểm định cầu trục khi công tác chuẩn bị đạt yêu cầu
- Kiểm tra mã hiệu, chủng loại, số chế tạo
- Kiểm tra hệ thống tời nâng, palang, cáp, puly, phanh, móc; cơ cấu di chuyển xe con, cơ cấu di chuyển xe cầu. Kiểm tra hệ thống tời nâng, cáp, puly, phanh, móc; cơ cấu di chuyển xe con, cơ cấu di chuyển xe cầu
- Kiểm tra dầm đỡ ray, khung nhà xưởng, kết cấu thép của dầm chính, dầm phụ
4. Khi tiến hành kiểm định cầu trục, cổng trục cần chú ý:
Vị trí đặt vật tải khi thử :
- Vị trí giữa dầm
- Vị trí Conson: Cần kiểm tra tải trọng tại coson (thường thì tải trọng không thay đổi)
- Kiểm tra biến dạng dư
- Kiểm tra độ võng: Độ võng trung bình của cầu trục là L/800 thông số này phụ thuộc vào nhà chế tạo, độ võng càng bé tức độ cứng vững của dầm càng lớn.
+ Chú ý các vật tư, máy móc xung quanh khi di chuyển tải
+ Nếu trên đường chạy có lắp nhiều thiết bị cần kiểm tra xem chúng có va vào nhau hay không? Có thiết bị chống va chạm hay không?
- Cần phải kiểm tra cẩn thận đặc tính tải của thiết bị trước khi tiến hành thử tải: Tải trọng thường không thay đổi trên toàn đường chạy của thiết bị.
- Các hiệu lệnh cho lái cẩu cần phải rõ ràng, dứt khoát, tránh hiểu nhầm ý nhau.
- Khi nâng tải, di chuyển tải:
+ Cần phải lót cáp để cáp không tiếp xúc trực tiếp với tải để tránh hỏng cáp
+ Nên dùng dây để ghìm tải để tránh hiện tượng tải va vào thiết bị bên trong nhà xưởng…
- Mức tải danh nghĩa Qthử = 100% Qđịnh mức
- Thử tải tĩnh: Qthử = 125% Qđịnh mức
- Thử tải động: Qthử = 110% Qđịnh mức
3. Xử lý kết quả kiểm định cầu trục, kiểm định cổng trục, palang
- Sau khi hoàn tất công tác kiểm định, kiểm định viên lập 02 biên bản kiểm định và cùng với người chứng kiến, đại diện chủ sử dụng ký vào biên bản kiểm định, mỗi bên giữ 01 bản.
- Kiểm định viên ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị
- Chỉ dán tem khi thiết bị kiểm định đạt yêu cầu
- Đơn vị kiểm định sẽ cấp chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hai bên thông qua biên bản kiểm định.
Trên đây là toàn bộ quy trình kiểm định: Cầu trục – Cổng trục
Liên hệ lắp đặt cầu trục trọn gói:
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP TN
Mr Nam 0967.908.192; Email: Namcautruc@gmail.com
Cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.
Từ khóa:
kiểm định cầu trục, thử tải cầu trục, Lắp đặt cầu trục có kiểm định,